Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử  Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng xây dựng Phương án sẵn sàng ứng phó khi xảy ra tình huống ngộ độc thực phẩm hàng loạt

Hiện nay, tình hình an toàn thực phẩm còn diễn biến phức tạp, nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất rễ xảy ra, nhất là những nơi tập trung ăn uống đông người. Vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt xảy ra với đặc điểm đột ngột, bất ngờ xảy ra tại các nơi tập trung ăn uống đông người, nhiều người bị bệnh đồng loạt cùng một lúc gây lo lắng, hoảng sợ, bất ổn cho người lao động, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội. Về mặt y tế đây là một sự cố ngộ độc hàng loạt – nhiều bệnh nhân cần được cấp cứu trong một môi trường không bình thường và nhiều xáo trộn, công tác y tế đòi hỏi yêu cầu kiểm soát cấp cứu hàng loạt. Vấn đề đặt ra cho ngành Y tế làm sao thực hiện cấp cứu hàng loạt một cách có hiệu quả nhất.

Để chủ động ứng phó, cấp cứu, điều tra và xử lý kịp thời, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra, Sở Y tế Hải Phòng xây dựng Phương án số 1324/PA-SYT ngày 11/8/2016 “Phương án sẵn sàng ứng phó khi xảy ra tình huống ngộ độc thực phẩm hàng loạt” nhằm chủ động ứng phó, cấp cứu, điều tra, xử lý và khắc phục kịp thời hậu quả vụ ngộ độc, giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra trên nguyên tắc cơ động, liên hoàn, thống nhất, kịp thời. Trong đó yêu cầu đặt ra Lãnh đạo Sở Y tế hoặc Lãnh đạo y tế địa phương: khi tiếp nhận báo cáo có vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt xảy ra cần có các quyết định chính xác và kịp thời về kế hoạch y tế khắc phục hậu quả vụ ngộ độc, báo cáo Lãnh đạo chính quyền để có hướng chỉ đạo. Nhân viên y tế tham gia cấp cứu, vận chuyển và điều trị phải có: kinh nghiệm lâm sàng, sự nhạy bén, nhận định tốt, biết tổ chức, bình tĩnh, chính xác, sáng tạo và kịp thời.

Khi có vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt xảy ra trên địa bàn Hải Phòng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố, Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Bệnh viện Kiến An và Bệnh viện đa khoa các quận (huyện), Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các quận (huyện), Trạm Y tế cơ quan; doanh nghiệp; xã phường nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm có trách nhiệm cùng tham gia ứng phó, cấp cứu, vận chuyển, điều trị, điều tra, xử lý khắc phục kịp thời hậu quả của vụ ngộ độc thực phẩm, cụ thể như sau:

             + Phòng nghiệp vụ Y Sở Y tế là đầu mối điều hành các đơn vị y tế cấp dưới tổ chức triển khai cấp cứu, vận chuyển, điều trị, điều tra nguyên nhân vụ ngộ độc. Tiếp nhận thông tin từ Trung tâm cấp cứu 115, các đơn vị điều trị, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm…… Tổng hợp tình hình và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Y tế.

             + Trung tâm cấp cứu 115 có trách nhiệm xử trí cấp cứu tại chỗ, vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị nhanh chóng, an toàn và kịp thời.

             + Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm điều tra nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm theo Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tếvề việc ban hành “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm”. Kết luận nguyên nhân vụ ngộ độc báo cáo Phòng nghiệp vụ Y Sở Y tế và Lãnh đạo Sở Y tế.

             + Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố phối hợp cùng Trung tâm Y tế các quận (huyện) có trách nhiệm lấy mẫu thức ăn vụ ngộ độc thực phẩm, mẫu thực phẩm nghi ngờ, lấy mẫu chất nôn, phân, nước tiểu của bệnh nhân tại nơi xảy ra ngộ độc (nếu có), mẫu nước ăn, nước sinh hoạt…. khi nghi ngờ. Xử lý, vệ sinh môi trường (diệt côn trùng, xử lý nguồn nước, khử trùng, tảy uế chất thải, chất nôn…), vệ sinh cơ sở (khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị, xử lý thực phẩm ô nhiễm…). Làm xét nghiệm mẫu thức ăn, mẫu nước, mẫu chất nôn, mẫu phân… kịp thời và hiệu quả.

             + Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Bệnh viện Kiến An và Bệnh viện Đa khoa các quận (huyện), Trạm y tế cơ quan; doanh nghiệp; xã phường nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm có trách nhiệm tiếp nhận cấp cứu, điều trị khi bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh.

             + Phòng Y tế các quận (huyện) nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm có trách nhiệm tham gia cùng các đoàn thanh, kiểm tra, điều tra vụ ngộ độc thực phẩm…. lắm bắt tình hình diễn biến vụ ngộ độc, tình trạng bệnh nhân theo dõi điều trị tại y tế quận (huyện); xã phường; cơ quan và gia đình báo cáo kịp thời về Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

             + Trung tâm Y tế các quận huyện có trách nhiệm tham gia cùng Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố lấy mẫu thức ăn vụ ngộ độc, mẫu thực phẩm nghi ngờ, mẫu bệnh phẩm, mẫu nước…., tham gia cùng Trung tâm cấp cứu 115 cấp cứu và xử lý tại chỗ trước khi bệnh nhân được chuyển tuyến trên, tham gia cùng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm điều tra ngộ độc thực phẩm. Xử lý tình trạng ô nhiễm tại nơi xảy ra ngộ độc nếu cần thiết.

             + Thanh tra Sở Y tế thành lập đoàn thanh, kiểm tra, truy xuất nguồn nguyên liệu thực phẩm khi có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm, xử lý cơ sở khi có kết luận vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định.

Các đơn vị luôn chuẩn bị nguồn nhân lực, trang thiết bị phương tiện dự phòng sẵn sàng ứng phó kịp thời khi tình huống ngộ độc hàng loạt xảy ra, cụ thể:

             + Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chuẩn bị biểu mẫu điều tra, các đội điều tra ngộ độc thực phẩm, xe ô tô.

             + Trung tâm cấp cứu 115: Xe ô tô và kíp cấp cứu, bạt nhựa, biển chỉ dẫn, biển màu, cáng cứu thương, thuốc cấp cứu…

             +Các bệnh viện: Dự trữ thuốc cấp cứu, gường bệnh, y bác sĩ….

             + Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố và Trung tâm Y tế quận (huyện) bố trí kỹ thuật viên lấy mẫu, dụng cụ lấy; vận chuyển; bảo quản mẫu và biên bản lấy mẫu. Thuốc và trang thiết bị phương tiện diệt côn trùng….., xử lý nguồn nước, khử khuẩn môi trường xảy ra ngộ độc khi cần thiết

Phương án sẵn sàng ứng phó khi xảy ra tình huống ngộ độc thực phẩm hàng loạt cũng đã quy định cụ thể quy trình ứng phó, xử lý cấp cứu và điều tra ngộ độc thực phẩm để các đơn vị thực hiện theo nguyên tắc cơ động, liên hoàn, thống nhất và kịp thời./.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hải Phòng

Thông tin mới nhất




Đăng nhập