Các tác hại của lạm dụng rượu, phòng chống ngộ độc rượu và cách xử trí ngộ độc rượu.
1. Tác hại của rượu
a)
Rượu là đồ uống chứa etanol có thể gây nghiện.
b) Uống rượu gây ảnh hưởng xấu đến hệ
thần kinh và toàn bộ cơ thể.
c) Tác hại của ngộ độc rượu (tác hại tức
thì khi uống quá nhiều rượu):
- Phản ứng chậm, đi đứng siêu vẹo.
- Giảm khả năng nhìn, nghe, ngửi.
- Thiếu kiềm chế: cục cằn, thất lời,
hoặc có ảo giác, trí tuệ, trí nhớ giảm, sa sút tâm thần.
- Nôn mửa, đau bụng.
- Ngộ độc nặng: Bất tỉnh, xanh tái, tử
vong.
d) Tác hại lâu dài của rượu (Khi lạm dụng kéo dài):
* Tổn thương các cơ quan nội tạng:
- Não: Tế bào bị tổn thương vĩnh viễn. Mất trí nhớ, hay nhầm lẫn, suy
đổi tính cách.
- Tim mạch: Cao huyết áp, xơ vữa mạch, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.
- Gan: Sưng viêm, xơ gan.
- Dạ dày: Viêm loét niêm mạc.
- Tụy: viêm cấp tính.
- Cơ quan sinh sản: Giảm khả năng tình dục ở nam, lãnh khí ở nữ....
* Uống rượu lâu ngày dẫn đến nghiện rượu, mắc bệnh thần kinh, xơ gan,
suy thận.
* Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây bệnh thần kinh hay dị tật
cho thai nhi.
2.
Cách phòng ngừa ngộ độc rượu
- Không uống quá nhiều rượu
(<30ml/người/ngày nồng độ từ 30 độ trở nên trên ngày).
- Không uống cồn công nghiệp và rượu
có hàm lượng Methanol >0,05% vì gây mù mắt và tử vong cao.
3. Không uống rượu
khi
- Không biết rượu đó là rượu gì.
- Rượu không rõ nguồn gốc.
- Rượu không có Giấy chứng nhận lưu
hành của cơ quan có thẩm quyền.
- Không uống rượu pha chế, rượu ngâm với
lá, rễ cây độc, phủ tạng động vật không rõ ràng độc tính, mật cá, hay những rượu
ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.
- Cấm trẻ em dưới 16 tuổi uống bia rượu,
cấm người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) uống rượu hoặc các loại nước uống có nồng
độ còn từ 14 độ trở nên.
4. Nguyên nhân của ngộ
độc rượu
Ngộ độc rượu (say rượu) là hậu quả của nhiễm độc nhất thời khi uống rượu
vượt quá mức chấp nhận của hệ thần kinh và các hành vi không bình thường khác.
Ngộ độc rượu biểu hiện ở các mức độ khác nhau từ nhẹ (không kiềm chế cảm
xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng siêu vẹo) đến nặng với các biểu hiện nôn
nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp có thể tử vong nếu
không được cấp cứu.
Ngộ độc rượu còn có thể do:
- Uống phải rượu giả - rượu có chứa Methanol
- Uống rượu ngâm với thảo mộc (lá rễ, hạt cây …) động vật (mật, phủ tạng,
bộ phận khác …) có chứa các độc tố.
5. Cách nhận biết
ngộ độc rượu có Methanol và cách xử trí khi bị ngộ độc rượu
Hiện nay, tình trạng lạm dụng rượu và ngộ
độc rượu có su hướng gia tăng và trên cơ sở những phân tích các ca ngộ độc rượu
cho thấy tình trạng ngộ độc rượu dẫn đến
tử vong chủ yếu là do sử dụng rượu pha chế cồn công nghiệp.
Các biểu hiện của ngộ độc Methanol về lâm sàng rất giống với ngộ độc
rượu thông thường nên người uống không nhận biết được và nhầm là say rượu. Tuy
nhiên có hai triệu chứng khá khác biệt là:
- Nhìn mờ (mờ mắt), thậm chí là mù không nhìn thấy gì do tổn thương
gai thị. Đây là triệu chứng rất đặc
trưng của ngộ độc Methanol song cần phân biệt triệu chứng này với hoa mắt hoặc
buồn ngủ do ngộ đọc rượu thông thường.
- Khó thở do suy hô hấp tế bào. Triệu chứng này khá đặc trưng và hiếm
gặp ở người bị ngộ độc rượu thông thường song lại hay nhầm với tình trạng cảm
gió do ngộ độc rượu.
6. Các biện pháp kiểm
soát phòng chống ngộ độc và tác hại của rượu
Trước thực trạng lạm dụng rượu, ngộ độc rượu gia tăng và trên cơ sở những
phân tích trên cho thấy tình trạng ngộ độc rượu dẫn tới tử vong chủ yếu là do sử
dụng rượu bị pha chế giả mạo; vì vậy việc xác minh xử lý nghiêm khắc các cơ sở,
cá nhân pha chế rượu giả tung ra thị trường sẽ bảo đảm triệt tiêu nguy cơ nhiễm
độc methanol trong rượu hiện nay. Tuy nhiên giải pháp này hiện vẫn đang bị hạn
chế do chưa kiểm soát hết được cơ sở cá
nhân sản xuất pha chế loại rượu nguy hại này. Do vậy cần tập trung vào các giải
pháp chính sau đây:
a) Giải pháp về pháp luật
Trước mắt cần tăng cường trách nhiệm của cơ quan Công an, cơ quan Quản
lý thị trường trong việc truy tìm rượu giả lưu thông trên thị trường và tham
mưu cho UBND quận huyện xử lý các vi phạm buôn bán rượu giả. Chính quyền có
trách nhiệm hàng đầu đối với vấn đề ngộ độc do rượu giả trên địa bàn quản lý.
b) Giải pháp về truyền thông
Đây là giải pháp thiết thực và quan trọng nhất hiện nay
* Cần tăng cường các loại hình hoạt động truyền thông rộng rãi trên
phương tịn thông tin đại chúng cần đề cao cảnh giác về nguy cơ ngộ độc do dùng
rượu giả có chứa độc tố Methanol gây chết người.
* Tại tuyến huyện, xã hoạt động truyền thông này cần có sự tham gia của
chính quyền, y tế, thông tin, công thương, an ninh để tuyên truyền cho người
dân nâng cao ý thức trong sử dụng rượu và cung cấp kịp thời các thông tin về ngộ
độc rượu.
* Phòng Y tế, trung tâm Y tế các quận huyện tăng cường các hoạt động tập
huấn, truyền thông cho cán bộ y tế xã phường
chuyên đề mức: độ nguy hại, các biểu hiện lâm sàng và cách xử trí các
trường hợp ngộ độc rượu có độc tố Methanol để có thể xử trí ban đầu kịp thời,
đúng đắn khi tiếp nhận thông tin ca bệnh bị ngộ độc rượu.
c) Về giải pháp y tế
Các cơ sở y tế tuyến xã phường luôn đề cao cảnh giác với ngộ độc rượu
khi tiếp nhận các ca bệnh hoặc thông tin về ngộ độc nguy kịch cần:
- Áp dụng khẩn cấp các biện
pháp xử lý ban đầu.
- Sớm thông tin ngay cho cơ quan y tế dự phòng huyện hoặc Chi cục An
toàn vệ sinh thực phẩm để có biện pháp khoanh vùng đối tượng cùng sử dụng chung
nguồn rượu nhằm có giải pháp xử lý cấp
thời cho các đối tượng này tránh để xảy ra tình trạng tử vong.
Bản thân các đơn vị y tế cơ sở cũng trực tiếp thiết lập danh sách các
đối tượng uống cùng để theo dõi (nếu uống ít, không có biểu hiện ngộ độc) hoặc
chuyển viện kịp thời (uống nhiều, có biểu hiện ngộ độc). Thời gian theo dõi tối
thiểu 02 ngày (tại nhà).
Các bệnh viện quận, huyện khi tiếp nhận bệnh nhân cần thông tin ngay
cho Phòng Y tế, Trung tâm Y tế quận huyện
hoặc chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm để có biện pháp khoanh vùng đối
tượng.
Đối với các trường hợp tử vong nghi do ngộ độc rượu chứa Methanol cần
đề nghị làm giám định pháp y để xác định chắc chắn nguyên nhân tử vong.
d) Giải pháp huy động cộng
đồng
Bên cạnh giải pháp về y tế, sẽ hiệu quả hơn rất nhiều trong công tác
phòng ngừa nếu chúng ta huy động được sự tham gia hỗ trợ của cộng đồng mà lòng
cốt là các tổ dân số, hội phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên. Sự tham gia của cộng
đồng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả không chỉ của các biện pháp truyền thông mà
còn là một kênh thông tin rất quan trọng trong điều tra cơ sở cá nhân nghi vấn
về sản xuất pha chế rượu giả. Đẩy mạnh đấu tranh với hành vi gian lận thương mại
trong sản xuất thực phẩm.
e) Giải pháp phòng chống
Lực lượng an ninh vào cuộc truy bắt và
xử lý thật nghiêm những tổ chức, cá nhân làm rượu giả gây chết người.
Tuyên truyền người dân không dùng rượu không rõ nguồn gốc kết hợp với
hoạt động kiểm soát buôn bán rượu, yêu cầu các cửa hàng bán rượu phải cam kết
và chịu trách nhiệm về rượu bán ra.
Nhân viên y tế cần được đào tạo tập huấn cách nhận biết ngộ độc rượu
và xử trí ngộ độc rượu theo nội dung sau:
* Nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ngộ độc
sau khi uống 6 giờ với triệu chứng đặc thù là mờ mắt và khó thở kiểu suy hô hấp
tế bào phải nghĩ ngay đến ngộ độc rượu do Methanol hàm lượng cao.
* Khi xuất hiện một ca bệnh ngộ
độc do Methanol, phải tiến hành kiểm soát ngay lập tức về y tế cho tất cả những
người cùng uống rượu cùng bữa nhậu hoặc cùng nguồn gốc và cho nhập viện ngay
khi có triệu chứng ngộ độc.
* Xử trí cấp cứu:
- Cần làm xét nghiệm đường
huyết trước khi truyền Glucoga 5%.
- Ưu tiên truyền NaHCO3 liều
3ml dung dịch 5% cho một kg cân nặng khi cấp cứu ở tuyến cơ sở.
- Nếu ở cơ sở có trang thiết bị
lọc máu thì nên tiến hành lọc máu cho những trường hợp có biểu hiện nặng./.